Nhập mã HS hoặc nhóm mã HS hoặc từ khóa để tìm kiếm trong trang.

Hướng dẫn sử dụng Trade Map

Để sử dụng Trade Map, người dùng chỉ cần đăng ký một tài khoản bằng email trên trang web của ITC sau đó có thể đăng nhập và sử dụng tất cả các công cụ nghiên cứu thị trường của ITC, bao gồm Trade Map (Bản đồ Thương mại), Market Access Map (Bản đồ Tiếp cận Thị trường), Investment Map (Bản đồ Đầu tư), Trade Competitiveness Map (Bản đồ Cạnh tranh Thương mại), và Standards Map (Bản đồ Tiêu chuẩn). Thông tin chi tiết về các công cụ trên có thể truy cập tại: https://marketanalysis.intracen.org

Đăng ký tài khoản sử dụng Trademap và các công cụ trên tại: https://mas- admintools.intracen.org/accounts/Registration.aspx

ITC đã biên soạn một cẩm nang hướng dẫn sử dụng chi tiết công cụ Trade Map tại đường link:

http://www.intracen.org/uploadedFiles/intracenorg/Content/Exporters/Market_Data_and_ Information/Market_Analysis_Tools/TradeMap-Userguide-EN.pdf

Trung tâm WTO và Hội nhập của VCCI đã biên dịch cẩm nang này sang tiếng Việt, người đọc có thể truy cập tại: http://www.trungtamwto.vn/an-pham/cam-nang-huong-dan-su- dung-cong-cu-trade-map-cua-itc

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng nhanh công cụ này.

Bước 1. Lựa chọn sản phẩm và nước

Sau khi đăng nhập, người dùng vào trang chủ của Trade Map tại link https://www.trademap.org và lựa chọn số liệu cần tìm là Imports (Nhập khẩu) hay Export (Xuất khẩu), loại sản phẩm là Service (Dịch vụ) hay Product (Hàng hóa). Sau đó lựa chọn loại sản phẩm trong ô trống đầu tiên, nước quan tâm trong ô tróng thứ hai, và đối tác thương mại của nước đó trong ô trống thứ ba (Hình 1).

Hình 1.


Bước 2. Lựa chọn loại thông tin tra cứu

Sau khi hoàn thành lựa chọn sản phẩm, nước quan tâm và đối tác, người dùng sẽ chọn loại thông tin tìm kiếm (Hình 1), bao gồm:

- Trade Indicators (các chỉ tiêu thương mại): cung cấp số liệu trao đổi thương mại (xuất hoặc nhập khẩu tùy theo lựa chọn ban đầu) của sản phẩm được lựa chọn, giữa hai nước được lựa chọn trong năm gần nhất có số liệu. Ngoài ra, phần này còn cung cấp số liệu thương mại của hai nước đó với thế giới.

 - Yearly Time Series, Quarterly Time Series, Montly Time Series (Số liệu theo năm, quý hoặc tháng): cung cấp số liệu trao đổi thương mại của nhiều năm, qua đó giúp người dùng có được cái nhìn tổng thể về tốc độ tăng giảm xuất/nhập khẩu sản phẩm liên quan giữa hai bên qua các năm/quý/tháng.

Bước 3. Tùy chỉnh loại thông tin và hình thức thể hiện theo nhu cầu

Khi bảng thông tin hiện ra theo các lựa chọn ở Bước 1 và 2, người dùng có thể tiếp tục thay đổi các lựa chọn theo nhu cầu nghiên cứu:

- Sản phẩm: Người dùng có thể xem số liệu thương mại của các sản phẩm chi tiết đến từng cấp độ HS 2,4 và 6 số. Ngoài ra Trade Map cũng cung cấp số liệu cho nhóm sản phẩm, bao gồm: Nhóm sản phẩm làm từ bông, da và các ngành công nghiệp sáng tạo.

- Nước: Người dùng có thể xem số liệu theo từng nước riêng lẻ hoặc theo một nhóm nước (như EU, ASEAN)

- Các lựa chọn thông tin khác: người dùng cũng có thể lựa chọn đơn vị của số liệu là giá trị hay khối lượng, loại tiền tệ là USD hay các loại tiền tệ khác.

- Hình thức thông tin: Thông tin có thể được thể hiện dưới dạng bảng biểu, đồ thị hay bản đồ

- Dạng download: Thông tin có thể download dưới các dạng file Excel, Word hoặc Text.

Trích dẫn:

"Mỗi khi vận chuyển xuyên biên giới hoặc hoạt động xuất nhập khẩu một chiếc ô tô, một chiếc điện thoại, hoặc tải quặng sắt, than hoặc xăng dầu, thì mọi hoạt động đó luôn được truy vết và được ghi chép. Chúng tôi lấy dữ liệu đó trực tiếp từ các cơ quan hải quan trên toàn thế giới cũng như từ các hang tàu và đóng gói dữ liệu đó theo cách trực quan và bạn có thể là những thứ mà bạn đang rất cần.

Chúng tôi cho bạn biết chính xác lượng sản phẩm của bạn đang được xuất và nhập cũng như điều đó đang diễn ra ở đâu và khi nào. Chúng tôi xuất bản dữ liệu xuất nhập khẩu cập nhật, toàn diện và chính xác nhất trên thế giới, trong cơ sở dữ liệu tinh thể rõ ràng, dễ phân loại và đọc, và chi tiết theo mã số thuế, giá trị, trọng lượng, giá cả, đơn vị tiền tệ và nếu có, cảng và khu vực.

Chúng tôi là những chuyên gia thương mại toàn cầu nổi tiếng thế giới với nhiều thập kỷ kinh nghiệm trong chuỗi cung ứng, hàng hóa, số liệu thống kê xuất nhập khẩu do các cơ quan quốc gia và Liên Hợp Quốc công bố, đồng thời có niềm đam mê với dịch vụ khách hàng vượt trội.

Điều đó có nghĩa là chúng tôi luôn nhận cuộc gọi của bạn và làm việc chăm chỉ để cung cấp cho bạn dữ liệu cần thiết để phát triển chiến lược tiếp thị tốt nhất."


II. CÔNG CỤ MACMAP - BẢN ĐỒ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA ITC http://www.macmap.org/

Tươngng tự Trade Map, Market Access Map (MacMap) cũng do Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC) xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, trong khi công cụ Trade Map (Bản đồ Thương mại) cung cấp các số liệu thương mại (xuất nhập khẩu) giữa các nước thì công cụ MAcMap cung cấp các thông tin về các rào cản tiếp cận thị trường đối với hàng hóa. Các rào cản này bao gồm cả thuế quan và các biện pháp phi thuế quan áp dụng đối với một loại sản phẩm hàng hóa. Cụ thể, về thuế quan, MAcMap cung cấp cả mức thuế Tối huệ quốc (MFN) và thuế ưu đãi đơn phương (như GSP) và thuế ưu đãi theo các thỏa thuận song phương và đa phương. Người dùng cũng có thể tìm thấy các mức thuế tương đương tính theo trị giá hàng hóa đối với các sản phẩm mà có thuế không tính theo trị giá hàng hóa (ví dụ tính theo khối lượng sản phẩm) để so sánh thuế quan áp dụng giữa các nước khác nhau. Về các rào cản phi thuế quan, MAcMap bao gồm các quy định về hạn ngạnh nhập khẩu, các biện pháp phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ cũng như các yêu cầu về chứng nhận, các rào cản phi thương mại khác.

Cụ thể, MAcMap cung cấp:

- Một hệ thống dữ liệu về thuế MFN áp dụng và thuế ưu đãi của hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ

- Một cơ sở dữ liệu mới về các biện pháp phi thuế quan được phân loại theo quy chuẩn phân loại của các tổ chức thế giới có uy tín.

- Các dữ liệu tổng hợp, cập nhật và xuyên suốt về thuế quan, thương mại và các rào cản phi thương mại từ các nguồn khác nhau.

- Các phương pháp khác nhau để tính toán thuế theo giá trị tương đương của các mức thuế không tính theo giá trị và thuế bình quân theo trị giá thương mại.

- Lựa chọn sản phẩm tra cứu linh hoạt dựa trên hai hệ thống phân loại thế giới: Hệ thống Hài hòa hải quan (HS) và Hệ thống Thương mại Quốc tế Tiêu chuẩn (SITC)

- Tiếp cận dữ liệu theo chuỗi thời gian và cho phép khả năng tải tài liệu gốc

- Tính linh hoạt cho phép người sử dụng đưa ra các tình huống giả định về lộ trình cắt giảm thuế

- Cho phép chia sẻ thông tin tra cứu với người dùng khác

 Đặc biệt, hiện tại MAcMap có một mục riêng về TPP cho phép tra cứu mức thuế cam kết của mỗi nước thành viên TPP trong hiệp định này.

Để sử dụng MAcMap, người dùng chỉ cần đăng ký một tài khoản bằng email trên trang web của ITC sau đó có thể đăng nhập và sử dụng tất cả các công cụ nghiên cứu thị trường của ITC, bao gồm Trade Map (Bản đồ Thương mại), MAcMap (Bản đồ Tiếp cận Thị trường), Investment Map (Bản đồ Đầu tư), Trade Competitiveness Map (Bản đồ Cạnh tranh Thương mại), và Standards Map (Bản đồ Tiêu chuẩn). Thông tin chi tiết về các công cụ trên có thể truy cập tại: https://marketanalysis.intracen.org

Đăng ký tài khoản sử dụng MacMap và các công cụ trên tại: https://mas- admintools.intracen.org/accounts/Registration.aspx

MAcMap bao gồm 6 chuyên mục nội dung, mỗi chuyên mục bao gồm nhiều vấn đề tra cứu. Phần dưới đây sẽ giới thiệu nhanh về nội dung của mỗi chuyên mục để người dùng có một cái nhìn tổng thể về các thông tin có thể tra cứu trên công cụ online này.

Chức năng: tra cứu thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, và dữ liệu thương mại cho các sản phẩm (nhóm sản phẩm) trên cơ sở năm một

Đối tượng phục vu: các doanh nghiệp liên quan n xuất nhập khẩu

Advanced Analysis (Nghiên cứu chuyên sâu)

Chức năng: có thể lấy thông tin của nhiều nước, nhiều sản phẩm và nhiều năm, cho phép tổng hợp nhiều chỉ số, cho phép thực hiện các mô phỏng để so sánh thuế quan trước và sau khi giảm thuế bằng cách sử dụng nhiều công

thức khác nhau

Đối tượng phục vụ: Các nhà phân tích và nhà đàm phán thương mại

Raw Data Download (Tải dữ liệu thô)

Chức năng: Cho phép tải một lượng lớn giữ liệu theo các định dạng file khác nhau (VD Excel, CSV và Zip)

Đối tượng phục vụ: Các nhà nghiên cứu thực hiện phân tích sử dụng phương

pháp và phần mềm riêng của họ.

Country Analysis (Phân tích theo nước)

Chức năng: Cung cấp thông tin tổng hợp về thương mại của một nước cụ thể, thuế quan và các biện pháp phi thuế, với các kết nối đến các nguồn thông tin hữu ích khác

Options (Lựa chọn)

Chức năng: cho phép người dùng thiết lập các lựa chọn mặc định cho nghiên cứu và mô phỏng của mình, bao gồm lựa chọn các nguồn dữ liệu, phương pháp tính toán thuế trung bình và nhóm các nước và sản phẩm.

Support Materials (Tài liệu hỗ trợ)

Chức năng: Tiếp cận các nguồn và vùng dữ liệu của MacMap, hướng dẫn sử dụng, video học trực tuyến, và các tài liệu hõ trợ khác giúp người dùng có thể chuyển các dữ liệu thành kiến thức và quyết định

(Tra cứu nhanh) Cho phép tra cứu đơn giản, tập trung vào một sản phẩm cụ thể và nước cụ thể. Ngoài ra mục này còn có các thông tin chi tiết về quy tắc xuất xứ và các yêu cầu về chứng nhận. - Tìm kiếm thuế quan
- Tìm kiếm các rào cản phi thuế quan
- Tìm kiếm các biện pháp phòng vệ thương mại
- Các hiệp định thương mại và quy tắc xuất xứ
- So sánh thuế quan áp dụng giữa các nước đối với cùng một sản phẩm
2 Avanced Analysis (Nghiên cứu chuyên sâu) Cho phép tra cứu chuyên sâu và thể hiện kết quả trên màn hình.
Trước tiên, người dùng có thể tra cứu thuế của đồng thời nhiều sản phẩm và nhiều nước. Tiếp theo, người dùng có thể thực hiện các mô phỏng giảm thuế sử dụng các công thức cắt giảm thuế khác nhau và kết hợp các nhà nhập khẩu/xuất khẩu/sản phẩm. - Phân tích thuế quan
- Mô phỏng cắt giảm thuế quan
- Thuế quan GTAP
- Thuế quan TPP
3 Raw Data Download
(Tải dữ liệu thô) Cho phép người dùng tải một
lượng lớn dữ liệu ở các dịnh dạng file khác nhau (Ví dụ Excel, CSV và ZIP) - Tải dữ liệu thuế quan
- Tải các biện pháp phi thuế
- Tải các số liệu thương mại
4 Country Analysis
(Phân tích theo nước) Cho phép người dùng tiếp cận thông tin tổng thể về thương mại và tiếp cận thị trường một nước cụ thể. Người dùng có thể tìm hiểu về các rào cản thị trường và vị thế
thương mại của nước đó. - Top 50 trao đổi thương mại song phương
- Top 50 sản phẩm
- Thuế quan trung bình
- Chế độ thuế quan theo năm
- Các ấn phẩm và chỉ số
- Link các biện pháp phi thuế quan
5 Options (Lựa chọn) Mục này cho phép người dùng quản lý các dữ liệu thông tin
thường xuyên tra cứu trên MAcMap.
- Quản lý theo nhóm nước
- Quản lý theo nhóm sản phẩm
- Quản lý mặc định (Tra cứu nhanh)
- Tài khoản người dùng
 
6 Tài liệu hỗ trợ Mục này giúp người dùng tìm hiểu chi tiết về nội dung và cách sử dụng công cụ MAcMap - Hướng dẫn người dùng
- Học trực tuyến
- Mức độ sẵn có của dữ liệu
- Phương pháp
- Danh mục sản phẩm
- Thuật ngữ
- Các link hữu ích
- Nguồn cung cấp dữ liệu
- Sơ đồ trang web
- Các câu hỏi đáp thường gặp

Ví dụ 1: Tra cứu thuế quan của nước nhập khẩu
Bước 1. Di chuột vào Quick search trên menu ngang và chọn Find tariffs
Bước 2. Trang Find Tariffs hiện ra với giao diện như bên dưới.

Bước 3. Lựa chọn:
- Importing country (Nước nhập khẩu): Ví dụ “China” (Trung Quốc)
- Year (Năm): Ví dụ “2018”
- Product (Sản phẩm): Ví dụ “0302390000 – Fish, fresfresh or chilled, excluding fish fillets and other fish meat of heading 03.04….”
 
- Exporting country (Nước xuất khẩu): có thể chọn “All” là tất cả các nước xuất khẩu vào Trung Quốc, qua đó có thể so sánh được thuế nhập khẩu Trung Quốc áp dụng với từng nước; hoặc cũng có thể chọn một nước cụ thể, ví dụ “Viet Nam”.
Sau đó ấn “Proceed”
Bước 4. Nghiên cứu và phân tích kết quả
Bảng kết quả hiện ra như hình bên dưới, có hai loại thuế nhập khẩu mà Trung Quốc áp dụng đối với sản phẩm mã HS 030239 của Việt Nam, thuế MFN theo WTO là 12% và thuế ưu đãi cho các nước ASEAN trong đó có Việt Nam (theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc - ACFTA) là 0%. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ chỉ được hưởng thuế ưu đãi 0% nếu đáp ứng được Quy tắc xuất xứ của ACFTA, nếu không sẽ bị áp thuế MFN 12%. Để tìm hiểu về Quy tắc xuất xứ của ACFTA thì có thể tra cứu bằng cách vào mục “Trade agreements and Rules of Origin” trong “Quick search”

Ví dụ 2. Tra cứu Quy tắc xuất xứ theo các Hiệp định Thương mại Tự do
Giả sử sau khi tra cứu thuế đối với sản phẩm mã HS “0302390000” và biết được thuế suất ưu đãi theo ACFTA khi xuất khẩu sang Trung Quốc là 0%, doanh nghiệp muốn tìm hiểu về quy tắc xuất xứ của hiệp định này (sản phẩm phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ của ACFTA thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định). Khi đó, doanh nghiệp có thể tra cứu quy tắc xuất xứ của ACFTA tại MAcMAP thông qua các bước sau:
Bước 1. Di chuột vào Quick search trên menu ngang và chọn Trade agreements and Rules of Origin
Bước 2. Trang Trade agreements and Rules of Origin hiện ra với giao diện như bên dưới:

Bước 3. Lựa chọn:
- Country (Nước): Chọn “China” (Trung Quốc)
- As (là): Chọn “importer”
- Partner (Nước xuất khẩu): Chọn “Viet Nam” Sau đó ấn “Proceed”
Bước 4. Nghiên cứu kết quả
Bảng kết quả hiện ra như hình bên dưới. Do giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện chỉ có duy nhất một FTA chung là ACFTA nên kết quả sẽ chỉ ra một kết quả là Văn kiện về Quy tắc xuất xứ của ACFTA, bao gồm “Text of the Agreement Rules of Origin” là các quy tắc xuất xứ áp dụng đối với hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định và “Certificate of Origin” là Mẫu chứng nhận xuất xứ ACFTA.
 
III. CÔNG CỤ EXPORT POTENTIAL MAP (EPM) – BẢN ĐỒ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU CỦA ITC
http://exportpotential.intracen.org

1. Giới thiệu chung về Export Potential Map
Tại sao sử dụng Export Potential Map (EPM)?
Công cụ này giúp doanh nghiệp tìm kiếm các thị trường tiềm năng cho sản phẩm xuất khẩu của mình. Dựa trên phương pháp phân tích tiềm năng thị trường và đánh giá sự đa dạng của ITC, EPM đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng và các rào cản về thuế quan của các thị trường mục tiêu, cũng như mối quan hệ thương mại giữa thị trường xuất khẩu và thị trường mục tiêu để đưa ra một bảng xếp hạng về các cơ hội chưa được khai thác. EPM cung cấp các thông tin cập nhật và thực tiễn về sản phẩm, thị trường và các nhà cung cấp mà chưa được khai thác, cũng như ưu tiên các lĩnh vực mới với cơ hội thành công cao. Với cơ sở dữ liệu của 226 quốc gia và vùng lãnh thổ, về 4,238 sản phẩm, EPM có thể giúp:
- Các nhà tư vấn về thương mại: sử dụng công cụ này để cung cấp các hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp về các cơ hội xuất khẩu chưa được khai thác
- Các nhà hoạch định chính sách: có thể tập hợp thông tin về các thị trường xuất khẩu tiềm năng khi xác định các sản phẩm và thị trường ưu tiên để xây dựng các chiến lược xuất khẩu quốc gia và khu vực, cũng như phục vụ cho các đàm phán chính sách thương mại.
- Các doanh nghiệp: có thể tận dụng công cụ này để rà soát nhanh các thị trường mục tiêu hấp dẫn cho sản phẩm mình sản xuất và xuất khẩu
EPM cung cấp những gì?
Công cụ này cung cấp các chỉ số về tiềm năng xuất khẩu và đa dạng hóa sản phẩm.
- Chỉ số tiềm năng xuất khẩu hỗ trợ các lĩnh vực xuất khẩu đã có gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường mới hoặc những thị trường mục tiêu hiện tại. Chỉ số này giúp xác định các sản phẩm mà nước xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh quốc tế và có triển vọng xuất khẩu tốt sang các thị trường mục tiêu cụ thể.
- Chỉ số đa dạng hóa sản phẩm giúp đa dạng hóa và phát triển các lĩnh vực xuất khẩu mới đang có nhu cầu gia tăng ở các thị trường mới hoặc các thị trường mục
 
tiêu hiện tại. Chỉ số này giúp xác định các sản phẩm mà nước xuất khẩu hiện tại chưa có lợi thế cạnh tranh nhưng có tiềm năng xuất khẩu trong tương lai.

2. Hướng dẫn sử dụng
EPM là một công cụ tra cứu miễn phí và khác với các công cụ tra cứu thương mại khác của ITC, người dùng không cần tạo tài khoản cũng có thể sử dụng công cụ này.
EPM gồm 3 chức năng tra cứu chính:

- “Products”: tra cứu tiềm năng xuất khẩu của từng sản phẩm của từng nước, từ đó có thể xác định các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu nhất và cả các sản phẩm xuất khẩu có tiềm năng cao nhưng chưa được khai thác đầy đủ.
- “Markets”: tra cứu các thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với từng sản phẩm của từng nước, từ đó có thể xác định được các thị trường xuất khẩu tiềm năng nhất và các thị trường có tiềm năng nhưng chưa được khác thác nhiều.
- “Exporters”: tra cứu các nước có thế mạnh xuất khẩu nhất đối với một sản phẩm, từ đó có thể xác định được đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ: Tra cứu tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam
Bước 1. Di chuột vào “Products” trên thanh menu ngang, kết quả hiện ra như hình bên dưới
Bước 2. Lựa chọn
- “For exporter” (đối với nước xuất khẩu): có thể lựa chọn “World” (cả thế giới) hoặc lựa chọn một nước bất kỳ, chẳng hạn như “Viet Nam”
- “In market” (tại thị trường): có thể lựa chọn “World” (cả thế giới) hoặc lựa chọn một nước bất kỳ, chẳng hạn như “Mexico”
- “Products” (sản phẩm) hoặc “Sub-sectors” (tiểu ngành): lựa chọn một sản phẩm/tiểu ngành bất kỳ hoặc tất cả, chẳng để tất cả
Bước 3. Phân tích kết quả
Kết quả hiện ra như hình bên dưới:
 
Phần “Key findings” sẽ tóm tắt kết quả tra cứu về các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu sang Mexico và cả những sản phẩm có tiềm năng cao nhưng lượng xuất khẩu thực tế vẫn còn hạn chế.
Đặc biệt, khi di chuột vào từng ô màu (mỗi ô là một loại sản phẩm) sẽ hiện ra thông tin về “Export potential” - tiềm năng xuất khẩu của mỗi sản phẩm, “Actual exports” - kim ngạch xuất khẩu thực tế và “Untapped potential remaining” - cơ hội chưa khai thác đến. Ngoài ra, khi click vào “Markets” hay “Exporters” sẽ dẫn đến trang về các thị trường tiềm năng cho sản phẩm đó hay các nhà xuất khẩu có thế mạnh xuất khẩu sản phẩm đó (đối thủ cạnh tranh).
 
IV. CÔNG CỤ WORLD DEVELOPMENT INDICATORS (WDI) CỦA WB http://databank.worldbank.org/data/source/world-development-indicators

1. Giới thiệu chung
WDI là một hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về các chỉ sổ phát triển do Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng. WDI bao gồm hơn 1,400 chỉ số về 217 nền kinh tế và hơn 40 nhóm nước trong khoảng thời gian lên tới hơn 50 năm. WDI là một công cụ tra cứu hiện đại và tiện dụng với các chức năng cho phép người dùng lựa chọn và trình bày dữ liệu, thiết lập các biểu đồ và bản đồ. Người dùng cũng có thể thiết lập các bản báo cáo dựa trên việc lựa chọn nước, chỉ số và năm. Tất cả các báo cáo nào đều có thể dễ dàng chỉnh sửa, lưu lại, chia sẻ hoặc nhúng lên website hoặc blog.
6 chủ đề chính của WDI:
- Đói nghèo và thịnh vượng: bao gồm các chỉ số đo lường tình trạng đói nghèo của các nước và thúc đẩy chia sẻ sự thịnh vượng giữa các nước.
- Con người: bao gồm các chỉ số về giáo dục, sức khỏe, việc làm, giới tính...
- Môi trường: bao gồm các chỉ số về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên như nước và năng lượng, và các chỉ số khác nhau về biến đổi khí hậu, ô nhiễm, phá rừng....
- Kinh tế: cung cấp một bức tranh toàn cảnh về kinh tế thế giới và mỗi quốc gia thông qua các chỉ số mô tả các hoạt động kinh tế như GDP, lạm phát, tỷ giá, thương mại, tiêu dùng, thuế quan.....
- Quốc gia và Thị trường: bao gồm các chỉ số về đầu tư tư nhân, phát triển hệ thống tài chính, chất lượng và mức độ sẵn có của cơ sở hạ tầng, và vài trò của khu vực công trong việc thúc đẩy đầu tư và phát triển.
- Liên kết toàn cầu: bao gồm các chỉ số về quy mô và hướng của các dòng và các mối liên kết giúp các nền kinh tế phát triển, bao gồm các biện pháp về thương mại, kiều hối, cổ phần, nợ, du lịch, di trú...

2. Hướng dẫn sử dụng
WDI là một công cụ miễn phí và khác với các công cụ tra cứu thương mại khác, người dùng không cần tạo tài khoản cũng có thể sử dụng công cụ này. Tuy nhiên, người dùng nên tạo tài khoản để có thể sử dụng thêm nhiều chức năng của WDI như lưu trực tuyến các lựa chọn và file đã tra cứu.
 
 Hướng dẫn sử dụng nhanh:
Bước 1. Truy cập WDI tại đường link: http://databank.worldbank.org/data/source/world- development-indicators. Kết quả sẽ hiện ra như hình bên dưới

Bước 2. Tiến hành lựa chọn các thông tin cần tra cứu trong phần “Variables”
- Country (nước): lựa chọn nước cần tra cứu, có thể lựa chọn một nước hoặc một nhóm nước. Sử dụng công cụ “Search” để tra cứu trực tiếp nước cần tra cứu, hoặc có thể sử dụng công cụ lọc (biểu tượng hình cái phễu) để lọc các nhóm nước theo tiêu chí vùng, thu nhập hoặc là hình thức nợ.
Ví dụ: lựa chọn “Vietnam”
- Series (tiêu chí): lựa chọn thông tin cần tra cứu, có thể lựa chọn một loại thông tin hoặc nhiều loại thông tin cùng lúc. Sử dụng công cụ Search để tra cứu trực tiếp thông tin cần tra cứu, hoặc sử dụng công cụ lọc (biểu tượng hình cái phễu) để lọc theo nhóm vấn đề, hoặc sử dụng phân loại vấn đề theo vần A, B, C…
Ví dụ lựa chọn:
+ GDP (current US$)
+ GDP per capita (current US$)
+ Trade (% of GDP)
+ Export of goods and services (current US$)
+ Tariff rate, applied, simple mean, all products (%)
 
- Time (thời gian): lựa chọn thời gian của thông tin cần tra cứu, có thể lựa chọn 1 năm hoặc nhiều năm cùng một lúc. Sử dụng công cụ Search để tra cứu một năm cụ thể hoặc sử dụng hình thức thể hiện thông tin của 5, 10, 15, 20, 25 hoặc 50 năm gần nhất.
Ví dụ lực chọn 5 năm gần nhất (từ 2016 đến 2020)
Bước 3. Hiển thị kết quả
Hình thức hiển thị: Kết quả có thể được hiển thị dưới hình thức “Table” (Bảng biểu), “Chart” (Biểu đồ), “Map” (Bản đồ) và có thể cho download dữ liệu về máy tính dưới nhiều hình thức khác nhau (Excel, CSV, Tabbled TXT..).
Chẳng hạn với lựa chọn như các ví dụ ở trên thì kết quả sẽ hiện ra như sau:

Cách thức hiển thị:
Với lựa chọn “Layout”, người dùng có thể tùy chỉnh cách thức hiển thị của dữ liệu theo hàng ngang, hàng dọc, số liệu trong một trang, tiêu đề đầu cuối….trước khi xuất file và lưu về máy.

V. CÔNG CỤ TARIFF ANALYSIS ONLINE (TAO) – PHÂN TÍCH THUẾ QUAN TRỰC TUYẾN CỦA WTO
http://tao.wto.org

1. Giới thiệu chung
TAO là một công cụ tra cứu trực tuyến miễn phí do WTO xây dựng và duy trì từ năm 2010. TAO bao gồm 2 hệ thống cơ sở dữ liệu: i) Dữ liệu tích hợp (Integrated Database - IDB) cung cấp các thông tin về mức thuế quan áp dụng trên thực tế và số liệu nhập khẩu, và ii) Dữ liệu hợp nhất (Consolidated Tariff Schedules – CTS) cung cấp thông tin về các mức thuế quan cam kết của các nước).
- Dữ liệu tích hợp (IDB) bao gồm các thông tin về:
Tariff Line Duties (Các dòng thuế quan): thông tin chi tiết về thuế quan theo từng dòng. Ví dụ
Tariff Averages (Thuế quan bình quân): thông tin về mức thuế quan bình quân đơn giản và bình quân gia quyền
Principal Suppliers (Các nhà cung cấp chính): cung cấp số liệu nhập khẩu từ tất cả các nhà cung cấp được phân loại theo thị phần
Duties Comparion (So sánh thuế): So sánh sự khác nhau về mức thuế quan (MFN hoặc thuế quan ưu đãi) của một nước nhập khẩu áp lên cùng một loại sản phẩm từ các nước xuất khẩu khác nhau.
Duties faced in export markets (thuế áp dụng tại thị trường xuất khẩu): thông tin tóm tắt và chi tiết về các mức thuế quan và số liệu thương mại của các thị trường xuất khẩu.
HS Subheading Duties (thuế đối với các phân nhóm HS): thông tin chi tiết về thuế quan và số liệu nhập khẩu của các phân nhóm HS.
Tariff and Trade Profiles (hồ sơ thương mại và thuế quan): thông tin đầy đủ về các loại thuế quan khác nhau khác nhau.
Principal Products (các sản phẩm chính): phân loại sản phẩm ở cấp độ Chương, Nhóm và Phân nhóm HS và theo mức độ quan trọng về thương mại.
Status of Bindings (tình trạng cam kết): các mức thuế theo cam kết WTO và các hiệp định thương mại của các nước đối với từng dòng sản phẩm

- Cam kết và Thuế cam kết (CTS)
Tariff concessions (thuế ưu đãi): thông tin chi tiết về các mức thuế cam kết của các nước theo các hiệp định khác nhau
Tariff Quotas (hạn ngạch thuế quan): cam kết về các mức thuế trong và ngoài hạn ngạch và khối lượng sản phẩm áp dụng hạn ngạch
Export Subsidies (trợ cấp xuất khẩu): thông tin về mức trợ cấp xuất khẩu của các thành viên WTO theo sản phẩm và dòng thuế

2. Hướng dẫn sử dụng
Đăng ký
Để sử dụng TAO, người dùng chỉ cần đăng ký một tài khoản bằng email tại trên trang web của của TAO tại link: http://tao.wto.org/ phần “Click here to register” và sau đó có
thể sử dụng miễn phí công cụ này. Các chức năng:
Các chức năng của TAO được thể hiện ở menu bên tay trái của màn hình, bao gồm:
- Chức năng “Reports” được sử dụng để xem các trang báo cáo hoặc thêm các lựa chọn về thuế quan áp dụng trên thực tế (applied tariffs) và thuế quan theo cam kết của các hiệp định thương mại (bound tariffs).
- Chức năng“Queries” được sử dụng để xem hoặc chỉnh sửa các lệnh tìm kiếm, bao gồm lệnh tìm kiếm đối với các dữ liệu về IDB hoặc CTS
- Chức năng “Product groups” được sử dụng để xem, tạo hoặc chỉnh sửa các nhóm sản phẩm mà bạn quan tâm trong các lệnh tìm kiếm
- Chức năng “Download data” cho phép lựa chọn tải dữ liệu theo các lệnh tìm kiếm đã thực hiện và có thể lựa chọn tải một hoặc nhiều nước, một hoặc nhiều năm cùng lúc từ các dữ liệu IDB hoặc CTS hoặc từ cơ sở dữ liệu của WTO. Chức năng này cũng cho phép tải dữ liệu dưới nhiều định dạng khác nhau, như Excel, XML hoặc là Text.
- Chức năng “Printable view” cho phép nhìn hoặc in bất kỳ cửa sổ nào trong định dạng pdf.
- Chức năng “Help” bao gồm các câu hỏi thường gặp khi sử dụng TAO và các định nghĩa, giải thích thuật ngữ sử dụng trong TAO
Hướng dẫn sử dụng nhanh:
Bước 1. Nhấp chuột vào “Make selection” ở bên phải màn hình hoặc nhấp chuột vào “Reports” ở menu trái màn hình và lựa chọn “Applied” hoặc “Bound”. “Bound” hay “Bound tariffs” có nghĩa là thuế quan cam kết của các nước theo các hiệp định thương mại (WTO hoặc các FTA), là mức thuế tối đa mà một nước có thể áp lên một sản phẩm, có nghĩa là nước đó có thể áp thuế bằng hoặc thấp hơn mức đó nhưng không được cao hơn. Trên thực tế, tùy thuộc nhu cầu đối với từng sản phẩm mà một nước có thể áp thuế thực tế (“Applied” hoặc “applied tariffs”) thấp hơn thuế cam kết (“Bound” hoặc “Bound tariffs”). Giả sử lựa chọn “Basic query”, màn hình sẽ hiện ra như sau:
Bước 2.
- Tại hai đề mục trên cùng, chọn nguồn dữ “Applied Duties and Trade (IDB)” hoặc “Bound Duties (CTS)”. Giả sử chọn “Applied Duties and trade (IDB);
- Tại đề mục “Market and Product Selection” chọn nước xuất khẩu quan tâm. Giả sử chọn “Japan”
- Tại mục “Products lựa chọn một hoặc một nhóm sản phẩm cụ thể quan tâm. Giả sử chọn sản phẩm có mã HS “640420 – Footwear with outer soles of leather or composition leather”
- Nhấp chuột vào “Continue”
Bước 3. Lựa chọn thông tin cần tìm kiếm.
Sau khi nhấp chuột vào “Continue”, màn hình trở về trang chủ:
Lựa chọn thông tin cần tìm kiếm ở các mục IDB
Giả sử muốn xem mức thuế áp dụng chi tiết đến cấp độ Phân nhóm HS, nhấp chuột vào “HS Subhedding Duties” trong mục IDB. Kết quả hiện ra như bên dưới.
Bước 4. Phân tích kết quả
Với lựa chọn như ở các phần trên, kết quả sẽ ra các loại thuế áp dụng đối với sản phẩm HS 640420, bao gồm thuế MFN cam kết và áp dụng, và thuế đối với các đối tác theo các FTA, và thuế phổ thông.

VI. KHAI THÁC DỮ LIỆU HẢI QUAN MỸ: DỊCH VỤ GSB CỦA ALIBABA.COM CHO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. 
Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh và giao thương quốc tế được tích cực thúc đẩy như hiện nay, đối với các doanh xuất khẩu, dữ liệu hải quan tại thị trường đích là một nguồn thông tin vô cùng quý giá.
Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh và giao thương quốc tế được tích cực thúc đẩy như hiện nay, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, dữ liệu hải quan tại thị trường đích là một nguồn thông tin vô cùng quý giá.
Vừa qua, bên cạnh dịch vụ Gold Supplier Standard (gọi tắt là GSS) truyền thống, Tập đoàn Alibaba và công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB chính thức khai trương dịch vụ mới Gold Supplier Basic, gọi tắt là GSB dành riêng cho thị trường Việt Nam.
Hỗ trợ doanh nghiệp  xuất khẩu
Khi tham gia vào dịch vụ này, các doanh nghiệp  có thể tra cứu dữ liệu xuất nhập khẩu đã được cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ cung cấp cho trang web TMĐT Alibaba.com thông qua các vận đơn. Đây chính là một động thái nỗ lực của Alibaba.com nhằm giúp thúc đẩy phát triển tự do thương mại, hỗ trợ các nhà xuất khẩu và nhập khẩu nhiều hơn nữa trong việc tiếp cận thông tin thị trường và ra quyết định.
Với mức giá chỉ 29.300.000 VND cho 1 năm sử dụng, khách hàng mua dịch vụ GSB bên cạnh việc được hưởng các quyền lợi gần như tương đương dịch vụ GSS, còn được miễn phí dịch vụ thiết kế Minisite chuyên nghiệp trị giá 2.000.000 đồng và hỗ trợ đăng 100 sản phẩm ban đầu lên gian hàng.
Một cuộc khảo sát cách đây không lâu của Forrester đối với trên 200.000 doanh nghiệp tại thị trường Mỹ cho thấy: 85% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng dữ liệu hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc giúp họ tìm hiểu thị trường, nắm bắt được nhu cầu của nhà nhập khẩu cũng như thăm dò các đối thủ cạnh tranh. Cũng theo cuộc khảo sát này, khoảng 73% số doanh nghiệp nói rằng họ sẽ dành sự quan tâm lớn cho việc tìm hiểu lịch sử giao thương thông qua những data xuất nhập khẩu từ hải quan của một công ty trước khi có ý định hợp tác cùng công ty đó.
Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam luôn phải đối mặt với những khó khăn trong việc tìm kiếm nhà nhập khẩu uy tín, di thiếu hụt thông tin về họ. Trở ngại về khoảng cách địa lý, cộng thêm với những rắc rối về thủ tục hành chính là những rào cản đối với doanh nghiệp  xuất khẩu Việt Nam trên con đường tìm kiếm, thăm dò và mở rộng thị trường. Thiếu hiểu biết về thị trường nhập khẩu cũng là lý do mà phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chỉ “quen mặt” với những sân chơi nhỏ, những đối tác truyền thống lâu năm, mà chưa tích cực chủ động tìm kiếm thêm khách hàng mới cho doanh nghiệp của mình.
Nếu như bấy lâu nay, bài toán xuất khẩu chỉ loanh quanh với những trăn trở muôn thuở như: đâu là thị trường tiềm năng, đâu là đối tác lớn, đáng tin cậy, liệu doanh nghiệp  mình đã đón bắt được nhu cầu của nhà nhập khẩu hay chưa, doanh nghiệp mình có lợi thế ra sao so với đối thủ cạnh tranh, thì hiện nay, tất cả những câu hỏi đó đều được giải đáp mà không cần nhờ tới sự giúp đỡ của bất kỳ chuyên gia phân tích thị trường nào. Dữ liệu hải quan được cụ thể hóa bằng những con số, bảng biểu trực quan trên trang Alibaba.com sẽ giúp doanh nghiệp hiểu sâu sắc về thị trường mà mình muốn thâm nhập.
Cơ hội cho doanh nghiệp  Việt
Đây cũng chính là một tín hiệu đáng mừng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thế giới nói chung và các nhà xuất khẩu Việt nói riêng. Sự hồi phục đáng kể của kinh tế Mỹ cũng đồng thời hứa hẹn một tương lai rộng mở và tươi sáng hơn cho hoạt động giao thương giữa các doanh nghiệp hai nước.
Hiện nay, Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn hàng đầu của Mỹ. Tăng trưởng thương mại giữa hai nước hàng năm bình quân đạt 20%, con số này được đánh giá là vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai nước.