Nhập mã HS hoặc nhóm mã HS hoặc từ khóa để tìm kiếm trong trang.

Phần 5: Khoáng sản

Chương 25: Muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng
Chú giải.
1. Trừ một số trường hợp hoặc Chú giải 4 của Chương này có những yêu cầu khác, các nhóm của Chương này chỉ bao gồm các sản phẩm ở dạng thô hoặc mới chỉ được làm sạch (thậm chí có thể dùng hóa chất để loại bỏ tạp chất nhưng không làm thay đổi cấu trúc sản phẩm), đã nghiền, ép, nghiền thành bột, bột mịn, đã rây, sàng, tuyển bằng phương pháp tuyển nổi, tách bằng từ hay các qui trình cơ hoặc lý khác (trừ sự kết tinh), nhưng không phải là các sản phẩm đã nung, tôi, thu được từ việc trộn lẫn hoặc từ qui trình khác với qui trình đã ghi trong từng nhóm hàng.
Các sản phẩm của Chương này có thể chứa chất chống bụi với điều kiện các phụ gia đó không làm cho sản phẩm đặc biệt phù hợp cho công dụng riêng hơn là công dụng chung.
2. Chương này không bao gồm:
(a) Lưu huỳnh thăng hoa, lưu huỳnh kết tủa hoặc lưu huỳnh dạng keo (nhóm 28.02);
(b) Chất màu từ đất có hàm lượng sắt hóa hợp Fe2O3 chiếm từ 70% trở lên tính theo trọng lượng (nhóm 28.21);
(c) Dược phẩm hoặc các sản phẩm khác thuộc Chương 30;
(d) Nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế phẩm vệ sinh (Chương 33);
(e) Đá lát, đá lát lề đường hoặc phiến đá lát đường (nhóm 68.01); đá khối dùng để khảm hoặc các loại tương tự (nhóm 68.02); đá lợp mái, đá ốp mặt hoặc đá kè đập (nhóm 68.03);
(f) Đá quý hoặc đá bán quý (nhóm 71.02 hoặc 71.03);
(g) Tinh thể nuôi cấy (trừ các bộ phận quang học), mỗi tinh thể nặng từ 2,5g trở lên bằng natri clorua hay oxit magiê, thuộc nhóm 38.24; các bộ phận quang học làm từ natri clorua hay oxit magiê (nhóm 90.01);
(h) Phấn xoa đầu gậy bi-a (nhóm 95.04); hoặc
(ij) Phấn vẽ hoặc phấn viết hoặc phấn dùng cho thợ may (nhóm 96.09).
3. Bất kỳ sản phẩm nào có thể xếp vào nhóm 25.17 và vào bất kỳ nhóm nào khác của Chương này thì phải được xếp vào nhóm 25.17.
4. Ngoài các mặt hàng khác, nhóm 25.30 bao gồm: đá vermiculite, đá trân châu và clorit, chưa giãn nở; đất màu đã hoặc chưa nung, hoặc pha trộn với nhau; các loại oxit sắt mica tự nhiên; đá bọt biển (đã hoặc chưa ở dạng miếng được đánh bóng); hổ phách; đá bọt biển kết tụ và hổ phách kết tụ, ở dạng phiến, thanh, que hoặc các dạng tương tự, chưa gia công sau khi đúc; hạt huyền; strontianit (đã hoặc chưa nung), trừ oxit stronti; mảnh vỡ của đồ gốm, gạch hoặc bê tông.
Chương 26: Quặng, xỉ và tro
Chú giải
1. Chương này không bao gồm:
(a) Xỉ hay các phế liệu công nghiệp tương tự đã được gia công như đá dăm (nhóm 25.17);
(b) Magiê carbonat tự nhiên (magnesite) đã hoặc chưa nung (nhóm 25.19);
(c) Cặn từ thùng chứa dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ, chứa chủ yếu là các loại dầu này (nhóm 27.10);
(d) Xỉ bazơ thuộc Chương 31;
(e) Sợi xỉ, bông len đá (rock wool) hoặc các loại sợi khoáng tương tự (nhóm 68.06);
(f) Phế liệu hoặc mảnh vụn của kim loại quý hay kim loại dát phủ bằng kim loại quý; phế liệu hoặc phế thải khác chứa kim loại quý hoặc hỗn hợp kim loại quý, thuộc loại sử dụng chủ yếu cho việc thu hồi kim loại quý (nhóm 71.12); hoặc
(g) Đồng, niken hay coban sten sản xuất bằng quy trình nấu chảy (Phần XV).
2. Theo mục đích của các nhóm từ 26.01 đến 26.17, thuật ngữ “quặng” là khoáng sản của nhiều thực thể khoáng chất thường được dùng trong công nghiệp luyện kim để tách thủy ngân, kim loại thuộc nhóm 28.44 hoặc các kim loại thuộc Phần XIV hoặc XV, ngay cả khi các quặng này không dùng để luyện kim. Tuy nhiên, các nhóm từ 26.01 đến 26.17 không bao gồm các loại khoáng đã qua các quy trình không thông thường đối với ngành công nghiệp luyện kim.
3. Nhóm 26.20 chỉ áp dụng đối với:
(a) Xỉ, tro và cặn dùng trong công nghiệp tách kim loại hay dùng để sản xuất các hợp kim hóa học, trừ tro và cặn từ quá trình đốt rác thải đô thị (nhóm 26.21); và
(b) Xỉ, tro và cặn chứa arsen, có chứa hay không chứa kim loại, là loại dùng để tách arsen hoặc kim loại hoặc dùng để sản xuất các hợp chất hóa học của chúng.
Chú giải phân nhóm.
1. Theo mục đích của phân nhóm 2620.21, “cặn của xăng pha chì và cặn của hợp chất chì chống kích nổ” nghĩa là cặn thu được từ các thùng chứa xăng pha chì và các hợp chất chì chống kích nổ (ví dụ, chì tetraethyl), và bao gồm chủ yếu là chì, hợp chất chì và ôxit sắt.
2. Xỉ, tro và cặn chứa arsen, thủy ngân, tali hoặc các hỗn hợp của chúng, thuộc loại dùng để tách arsen hoặc những kim loại trên hoặc dùng để sản xuất các hợp chất hóa học của chúng, được phân loại vào phân nhóm 2620.60.

Chương 27: Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chứa bi- tum; các loại sáp khoáng chất
Chú giải.
1. Chương này không bao gồm:
(a) Các hợp chất hữu cơ đã được xác định về mặt hóa học riêng biệt, trừ metan và propan tinh khiết đã được phân loại ở nhóm 27.11;
(b) Dược phẩm thuộc nhóm 30.03 hoặc 30.04; hoặc
(c) Hỗn hợp hydrocarbon chưa no thuộc nhóm 33.01, 33.02 hoặc 38.05.
2. Trong nhóm 27.10, khái niệm “dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ khoáng bi-tum” không chỉ bao gồm dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và dầu thu được từ khoáng bi-tum mà còn bao gồm các loại dầu tương tự, cũng như loại dầu khác chủ yếu chứa hỗn hợp hydrocarbon chưa no, thu được bằng quá trình bất kỳ, với điều kiện trọng lượng cấu tử không thơm cao hơn cấu tử thơm.
Tuy nhiên, khái niệm này không bao gồm các polyolefin tổng hợp lỏng, loại dưới 60% thể tích chưng cất ở 300oC, sau khi sử dụng phương pháp chưng cất giảm áp suất sẽ chuyển đổi sang 1.013 millibar (Chương 39).
3. Theo mục đích của nhóm 27.10, “dầu thải” có nghĩa là các chất thải chứa chủ yếu là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu từ khoáng bi-tum (theo mô tả Chú giải 2 của Chương này), có hoặc không có nước. Bao gồm:
(a) Các loại dầu không còn dùng được như là sản phẩm ban đầu (ví dụ, dầu bôi trơn đã sử dụng, dầu thủy lực đã sử dụng và dầu dùng cho máy biến điện đã sử dụng);
(b) Dầu cặn từ bể chứa dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ, chứa chủ yếu là dầu này và nồng độ chất phụ gia cao (ví dụ, hóa chất) dùng để sản xuất các sản phẩm gốc; và
(c) Các loại dầu này ở dạng nhũ tương trong nước hoặc hòa lẫn với nước, như dầu thu hồi từ dầu tràn, từ rửa bể chứa dầu, hoặc từ dầu cắt để chạy máy.
Chú giải phân nhóm.
1. Theo mục đích của phân nhóm 2701.11 “anthracite” có nghĩa là loại than có giới hạn chất bốc (trong điều kiện khô, không có khoáng chất) không vượt quá 14%.
2. Theo mục đích của phân nhóm 2701.12, “than bi-tum” là loại than có giới hạn chất bốc (trong điều kiện khô, không có khoáng chất) trên 14% và giới hạn nhiệt lượng từ 5.833 kcal/kg trở lên (trong điều kiện ẩm, không có khoáng chất).
3. Theo mục đích của các phân nhóm 2707.10, 2707.20, 2707.30 và 2707.40 khái niệm “benzol (benzen)”, “toluol (toluen)”, “xylol (xylen)” và “naphthalen” áp dụng cho các sản phẩm chứa hơn 50% tính theo trọng lượng tương ứng là benzen, toluen, xylen hoặc naphthalen.
4. Theo mục đích của phân nhóm 2710.12, “dầu nhẹ và các chế phẩm” là các loại dầu có thể tích thành phần cất từ 90% trở lên (kể cả hao hụt) ở nhiệt độ 210oC theo phương pháp ISO 3405 (tương đương với phương pháp ASTM D 86).
5. Theo mục đích của các phân nhóm thuộc nhóm 27.10, thuật ngữ “diesel sinh học” có nghĩa là mono-alkyl este của các axít béo, loại sử dụng làm nhiên liệu, được làm từ chất béo và dầu động vật hoặc thực vật đã hoặc chưa qua sử dụng.


NỘI DUNG CHI TIẾT

Chương 25: Muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng
Chương 26: Quặng, xỉ và tro
Chương 27: Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chứa bi- tum; các loại sáp khoáng chất

PHẦN KẾ TIẾP…