Nhập mã HS hoặc nhóm mã HS hoặc từ khóa để tìm kiếm trong trang.

Phần 7: Plastic và các sản phẩm bằng plastic; cao su và các sản phẩm bằng cao su

Chú giải.
1. Các mặt hàng xếp thành bộ từ hai hay nhiều phần cấu thành riêng biệt, trong đó một số hoặc tất cả các phần cấu thành của các mặt hàng nằm trong Phần này và được nhằm trộn với nhau để tạo ra một sản phẩm của Phần VI hay VII, phải được xếp vào nhóm phù hợp với sản phẩm đó, với điều kiện các phần cấu thành đó thỏa mãn:
(a) theo cách thức đóng gói của chúng cho thấy rõ ràng là chúng được nhằm sử dụng cùng nhau mà không cần phải đóng gói lại;
(b) được đi kèm cùng với nhau; và
(c) có thể nhận biết là chúng nhằm bổ sung cho nhau, thông qua bản chất hoặc tỷ lệ tương ứng của chúng trong sản phẩm.
2. Trừ những mặt hàng trong nhóm 39.18 hoặc 39.19, plastic, cao su và các sản phẩm của chúng, đã in hoa văn, các ký tự hoặc biểu tượng tranh ảnh, mà không chỉ đơn thuần phục vụ cho công dụng chính của sản phẩm đó, được xếp vào Chương 49.
Chương 39: Plastic và các sản phẩm bằng plastic
Chú giải.
1. Trong toàn bộ Danh mục khái niệm “plastic” có nghĩa là các loại nguyên liệu thuộc các nhóm 39.01 đến 39.14 có khả năng tạo thành hình dạng dưới tác động bên ngoài (thường là nhiệt độ và áp suất, nếu cần có thể thêm dung môi hay chất hóa dẻo) tại thời điểm polyme hóa hoặc tại các giai đoạn tiếp theo bằng phương pháp đúc, đổ khuôn, đùn, cán hay các quá trình tạo hình khác và giữ nguyên hình dạng khi không còn tác động bên ngoài.
Trong toàn bộ Danh mục, bất kỳ nội dung nào liên quan đến “plastic” cũng bao gồm sợi lưu hóa. Tuy nhiên, thuật ngữ này không áp dụng đối với các vật liệu được coi là vật liệu dệt thuộc Phần XI.
2. Chương này không bao gồm:
(a) Các chế phẩm bôi trơn của nhóm 27.10 hoặc 34.03;
(b) Các loại sáp thuộc nhóm 27.12 hoặc 34.04;
(c) Các hợp chất hữu cơ đã được xác định về mặt hóa học riêng biệt (Chương 29);
(d) Heparin hoặc các muối của nó (nhóm 30.01);
(e) Các dung dịch (trừ các dung dịch keo) gồm các sản phẩm bất kỳ được mô tả trong các nhóm 39.01 đến 39.13 trong các dung môi hữu cơ dễ bay hơi khi trọng lượng dung môi vượt quá 50% tính theo trọng lượng dung dịch (nhóm 32.08); lá phôi dập thuộc nhóm 32.12;
(f) Các chất hoặc các chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt thuộc nhóm 34.02;
(g) Gôm nấu chảy hoặc gôm este (nhóm 38.06);
(h) Các chất phụ gia đã điều chế dùng cho dầu khoáng (kể cả xăng) hoặc cho các loại chất lỏng khác sử dụng như dầu khoáng (nhóm 38.11);
(ij) Các chất lỏng thủy lực đã được điều chế từ các polyglycol, silicon hoặc polyme khác thuộc Chương 39 (nhóm 38.19);
(k) Chất thử chẩn đoán bệnh hoặc chất thử thí nghiệm có lớp bồi bằng plastic (nhóm 38.22);
(l) Cao su tổng hợp, như định nghĩa của Chương 40, hoặc các sản phẩm của chúng;
(m) Yên cương hoặc bộ đồ yên cương (nhóm 42.01) hay các loại hòm, vali, túi xách tay hay các vật đựng khác thuộc nhóm 42.02;
(n) Dây tết bện, các sản phẩm bằng liễu gai hoặc các sản phẩm khác thuộc Chương 46;
(o) Các loại tấm phủ tường thuộc nhóm 48.14;
(p) Các mặt hàng thuộc Phần XI (nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt);
(q) Các mặt hàng thuộc Phần XII (ví dụ, hàng giày dép, mũ và các vật đội đầu khác, dù, ô che nắng, ba toong, roi da, roi điều khiển súc vật kéo hay các bộ phận của các mặt hàng trên);
(r) Đồ trang sức làm bằng chất liệu khác thuộc nhóm 71.17;
(s) Các mặt hàng thuộc Phần XVI (máy và các thiết bị cơ khí hay điện);
(t) Phụ tùng phương tiện bay hoặc xe thuộc Phần XVII;
(u) Các mặt hàng thuộc Chương 90 (ví dụ, các bộ phận quang học, gọng kính đeo, dụng cụ vẽ);
(v) Các mặt hàng thuộc Chương 91 (ví dụ, vỏ đồng hồ thời gian hay vỏ đồng hồ cá nhân);
(w) Các mặt hàng thuộc Chương 92 (ví dụ, nhạc cụ hay các bộ phận của nhạc cụ);
(x) Các mặt hàng thuộc Chương 94 (ví dụ, đồ nội thất, đèn và bộ đèn, biển hiệu được chiếu sáng, nhà lắp ghép);
(y) Các mặt hàng thuộc Chương 95 (ví dụ, đồ chơi, thiết bị trò chơi, dụng cụ, thiết bị thể thao); hoặc
(z) Các mặt hàng thuộc Chương 96 (ví dụ, bàn chải, khuy, khóa kéo, lược, ống tẩu hút thuốc lá, đót thuốc lá hay các loại tương tự, bộ phận bình chân không hoặc các loại tương tự, bút, bút chì bấm, và chân đế loại một chân (monopods), hai chân (bipods), ba chân (tripods) và các sản phẩm tương tự).
3. Các nhóm 39.01 đến 39.11 chỉ áp dụng đối với các mặt hàng được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học, thuộc các loại sau:
(a) Các loại polyolefin tổng hợp dạng lỏng có hàm lượng dưới 60% tính theo thể tích cất, thu được bằng phương pháp chưng cất giảm áp ở nhiệt độ 300oC, áp suất 1.013 milibar (các nhóm 39.01 và 39.02);
(b) Các loại nhựa, chưa được polyme hóa ở mức độ cao, thuộc loại comarone-indene (nhóm 39.11);
(c) Các loại polyme tổng hợp khác trung bình có tối thiểu 5 đơn vị monome trong mạch;
(d) Các silicon (nhóm 39.10);
(e) Các resol (nhóm 39.09) và các tiền polyme khác.
4. Thuật ngữ “copolyme” dùng để chỉ tất cả các loại polyme trong thành phần của nó không chứa loại monome đơn nào chiếm từ 95% trở lên tính theo trọng lượng của tổng hàm lượng polyme.
Theo mục đích của Chương này, trừ khi có yêu cầu khác, các copolyme (kể cả các copolyme ngưng tụ, các sản phẩm copolyme cộng hợp, các copolyme khối và các copolyme ghép) và các hỗn hợp polyme pha trộn được xếp vào nhóm các loại polyme của đơn vị comonome nào chiếm tỷ trọng cao hơn các đơn vị comonome đơn khác. Theo mục đích của Chú giải này, các đơn vị comonome cấu thành các polyme thuộc cùng nhóm sẽ cùng được xem xét.
Nếu không có loại comonome đơn nào chiếm tỷ trọng cao hơn, các copolyme hay các hỗn hợp polyme pha trộn trong trường hợp này sẽ được xếp vào nhóm cuối cùng theo số thứ tự trong các nhóm tương đương được xem xét.
5. Các loại polyme đã biến đổi về mặt hóa học, đó là những polyme mà chỉ có phần thêm vào trong mạch chính polyme bị biến đổi do phản ứng hóa học, chúng được xếp vào nhóm cùng với các loại polyme chưa biến đổi. Quy định này không áp dụng đối với các copolyme ghép.
6. Trong các nhóm từ 39.01 đến 39.14, thuật ngữ “dạng nguyên sinh” chỉ áp dụng với những dạng sau:
(a) Dạng lỏng và dạng nhão, kể cả dạng phân tán (dạng nhũ tương và huyền phù) và dạng hòa tan;
(b) Các khối với hình dạng không đều, cục, bột (kể cả bột đúc khuôn), hạt, mảnh và các dạng khối tương tự.
7. Nhóm 39.15 không áp dụng đối với các loại phế liệu, phế thải và mảnh vụn của một loại vật liệu nhựa nhiệt dẻo đơn, đã được chuyển sang dạng nguyên sinh (các nhóm từ 39.01 đến 39.14).
8. Theo mục đích của nhóm 39.17, thuật ngữ “ống, ống dẫn và ống vòi” dùng để chỉ các sản phẩm rỗng nòng ở dạng bán thành phẩm hoặc thành phẩm, loại thường dùng để vận chuyển, dẫn hoặc phân phối khí hoặc chất lỏng (ví dụ, ống vòi có gân tưới trong vườn, ống đục lỗ). Thuật ngữ này cũng bao gồm các vỏ xúc xích và các loại ống cuộn phẳng dẹt (lay-flat tubing) khác. Tuy nhiên, trừ những loại nêu trong phần cuối này, những sản phẩm có mặt cắt trong không phải hình tròn, ô van, chữ nhật (chiều dài không quá 1,5 lần chiều rộng) hoặc dạng hình đa giác đều sẽ không được xem là ống, ống dẫn và ống vòi, mà phải xem như là ở dạng hình.
9. Theo mục đích của nhóm 39.18, thuật ngữ “tấm phủ tường hoặc phủ trần bằng plastic” áp dụng đối với các sản phẩm ở dạng cuộn, có chiều rộng từ 45 cm trở lên, thích hợp cho việc trang trí tường hoặc trần, gồm plastic được gắn cố định trên lớp nền bằng vật liệu bất kỳ trừ giấy, lớp plastic (trên bề mặt) được sơn giả vân, rập nổi, tạo màu, in các mẫu thiết kế hoặc được trang trí bằng cách khác.
10. Trong các nhóm 39.20 và 39.21, thuật ngữ “tấm, phiến, màng, lá và dải” chỉ áp dụng cho các loại tấm, phiến, màng, lá và dải (trừ loại thuộc Chương 54) và cho các dạng khối hình học đều, đã hoặc chưa in hay được gia công bề mặt bằng cách khác, chưa cắt hay được cắt thành hình chữ nhật (kể cả hình vuông) nhưng chưa được gia công thêm (thậm chí khi cắt như vậy chúng trở thành các sản phẩm có thể dùng ngay được).
11. Nhóm 39.25 chỉ áp dụng đối với các sản phẩm sau đây, những sản phẩm không thuộc các nhóm trước của phân Chương II:
(a) Các loại thùng, bể (kể cả bể tự hoại), vại và các loại đồ chứa tương tự, có dung tích trên 300 lít;
(b) Các cấu kiện dùng trong xây dựng, ví dụ, làm sàn, tường hoặc vách ngăn, trần hoặc mái nhà;
(c) Ống máng và các phụ kiện của chúng;
(d) Cửa ra vào, cửa sổ và bộ khung của chúng và ngưỡng cửa ra vào;
(e) Ban công, lan can, hàng rào, cổng và các loại hàng rào chắn tương tự;
(f) Cửa chớp, rèm che (kể cả mành chớp lật) và các sản phẩm tương tự và các bộ phận và phụ kiện của chúng;
(g) Các giá, kệ có kích thước lớn để lắp ráp và lắp đặt cố định, ví dụ, lắp trong cửa hiệu, công xưởng, nhà kho;
(h) Các cấu kiện kiến trúc trang trí, ví dụ, nếp máng cong, vòm nhà, chuồng chim câu; và
(ij) Các phụ kiện và khung giá để lắp cố định ở trong hoặc trên cửa ra vào, cửa sổ, cầu thang, tường hoặc các bộ phận khác của nhà, ví dụ, tay cầm, quả đấm, bản lề cửa, công-xon, tay vịn lan can, thanh vắt khăn mặt, tấm bảo vệ công tắc và các loại tấm bảo vệ khác.
Chú giải phân nhóm.
1. Trong bất kỳ nhóm nào thuộc Chương này, các polyme (kể cả các copolyme) và các polyme đã biến đổi về mặt hóa học được phân loại theo các nguyên tắc sau:
(a) Khi có phân nhóm “Loại khác” trong các phân nhóm cùng cấp:
(1) Việc gọi tên một polyme trong 1 phân nhóm với tiếp đầu ngữ “poly” (ví dụ, polyetylen và polyamit -6,6) nghĩa là đơn vị monome cấu thành hoặc các đơn vị monome của polyme đã được gọi tên phải chiếm 95% trở lên tính theo trọng lượng trong tổng thành phần polyme.
(2) Các copolyme được gọi tên trong các phân nhóm 3901.30, 3901.40, 3903.20, 3903.30 và 3904.30 đuợc phân loại vào các phân nhóm đó, với điều kiện là các đơn vị comonome của copolyme được gọi tên chiếm 95% trở lên tính theo trọng lượng trong tổng thành phần polyme.
(3) Các polyme đã biến đổi hóa học được xếp vào phân nhóm “Loại khác”, với điều kiện các polyme đã biến đổi hóa học không được mô tả chi tiết hơn trong một phân nhóm khác.
(4) Các polyme không thỏa mãn các điều kiện (1), (2) hoặc (3) ở trên, sẽ được xếp vào phân nhóm, trong số phân nhóm còn lại của nhóm, bao gồm các polyme của đơn vị monome có trọng lượng cao hơn tất cả các đơn vị comonome đơn khác. Do đó, các đơn vị monome cấu thành các polyme thuộc cùng một phân nhóm sẽ được xem xét cùng nhau. Chỉ có các đơn vị comonome cấu thành các polyme trong các phân nhóm cùng cấp/trong cấp độ các phân nhóm đang xem xét mới được so sánh.
(b) Khi không có phân nhóm “Loại khác” trong các phân nhóm cùng cấp:
(1) Các polyme được phân loại vào phân nhóm bao gồm các polyme của đơn vị monome có trọng lượng cao hơn tất cả các đơn vị comonome đơn khác. Do đó, các đơn vị monome cấu thành polyme thuộc cùng một phân nhóm cũng sẽ được xem xét cùng nhau. Chỉ có các đơn vị comonome cấu thành các polyme trong các nhóm được xem xét mới được so sánh.
(2) Các polyme đã biến đổi hóa học được phân loại vào phân nhóm tương ứng với polyme chưa biến đổi.
Các hỗn hợp polyme pha trộn được phân loại vào cùng một phân nhóm như các polyme của cùng các đơn vị monome theo các tỷ lệ giống nhau.
2. Theo mục đích của phân nhóm 3920.43, thuật ngữ “chất hóa dẻo” kể cả chất hóa dẻo thứ cấp.
Chương 40: Cao su và các sản phẩm bằng cao su
Chú giải.
1. Trừ khi có yêu cầu khác, trong toàn bộ Danh mục, khái niệm “cao su” chỉ những sản phẩm dưới đây, đã hoặc chưa lưu hóa hoặc ở dạng cứng: cao su tự nhiên, nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa chicle và các loại nhựa tự nhiên tương tự, cao su tổng hợp, các chất thay thế cao su thu được từ các loại dầu, và những chất như vậy được tái sinh.
2. Chương này không bao gồm:
(a) Các loại hàng hóa trong Phần XI (nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt);
(b) Giày dép hoặc các bộ phận của giày dép thuộc Chương 64;
(c) Mũ và các vật đội đầu khác hoặc các bộ phận của chúng (kể cả mũ tắm) thuộc Chương 65;
(d) Dụng cụ điện hoặc cơ khí hoặc các bộ phận của chúng thuộc Phần XVI (kể cả đồ điện các loại), làm bằng cao su cứng;
(e) Sản phẩm thuộc các Chương 90, 92, 94 hoặc 96; hoặc
(f) Sản phẩm thuộc Chương 95 (trừ găng tay thể thao, găng hở ngón và găng tay bao và các sản phẩm thuộc các nhóm từ 40.11 đến 40.13).
3. Trong các nhóm 40.01 đến 40.03 và 40.05, khái niệm “dạng nguyên sinh” chỉ áp dụng cho các dạng dưới đây:
(a) Dạng lỏng và dạng nhão (kể cả mủ cao su (latex), đã hay chưa tiền lưu hóa, và các dạng phân tán và dạng hòa tan khác);
(b) Các khối có hình dạng không đều, cục, bành (phiến), bột, hạt, miếng, mảnh và dạng khối tương tự.
4. Theo Chú giải 1 của Chương này và nhóm 40.02, khái niệm “cao su tổng hợp” áp dụng đối với:
(a) Các chất tổng hợp chưa no mà chúng có thể chuyển đổi một chiều bằng quá trình lưu hóa với lưu huỳnh thành loại không phải nhiệt dẻo (non- thermoplastic), khi ở khoảng nhiệt độ từ 18oC và 29oC, sẽ không đứt dù cho kéo dãn đến ba lần chiều dài ban đầu của chúng, và sau khi bị kéo giãn tới 2 lần chiều dài ban đầu trong vòng 5 phút, nó sẽ co lại không lớn hơn 1,5 lần chiều dài ban đầu. Theo mục đích của phương pháp thử này, các chất cần thiết để tạo liên kết ngang, như các chất xúc tác hoặc các chất kích hoạt lưu hóa, có thể được thêm vào; sự có mặt của các chất theo quy định của Chú giải 5(B)(ii) và (iii) cũng được chấp nhận. Tuy nhiên, sự có mặt của bất kỳ một chất nào không cần thiết để tạo liên kết ngang, như chất độn, chất hóa dẻo và chất trương nở, là không được chấp nhận;
(b) Chất dẻo có chứa lưu huỳnh (TM); và 
(c) Cao su tự nhiên đã biến đổi do ghép hoặc pha trộn với plastic, cao su tự nhiên đã khử trùng hợp, hỗn hợp của các chất tổng hợp chưa no với các polyme cao phân tử tổng hợp no với điều kiện là tất cả các sản phẩm kể trên đáp ứng các yêu cầu về lưu hóa, kéo dãn và phục hồi như đã nêu ở mục (a) trên.
5. (A) Các nhóm 40.01 và 40.02 không áp dụng cho bất kỳ loại cao su hay hỗn hợp cao su nào đã kết hợp trước hoặc sau khi đông tụ với:
(i) các chất lưu hóa, chất xúc tác, chất hãm hoặc các chất kích hoạt (trừ các chất được thêm vào để chuẩn bị quá trình tiền lưu hóa mủ cao su);
(ii) thuốc màu hoặc các chất màu khác, trừ trường hợp những chất này thêm vào chỉ để nhận biết;
(iii) các chất hóa dẻo hoặc chất trương nở (trừ dầu khoáng trong trường hợp cao su đã được trương nở bởi dầu), chất độn, tác nhân gia cố, các dung môi hữu cơ hay bất kỳ chất nào khác, trừ những chất được cho phép trong mục (B);
(B) Sự có mặt của những chất dưới đây trong bất kỳ một loại cao su hay hỗn hợp cao su nào sẽ không ảnh hưởng đến việc phân loại mặt hàng đó trong nhóm 40.01 hoặc 40.02, miễn là cao su hoặc hỗn hợp cao su đó vẫn giữ được đặc trưng cơ bản như một nguyên liệu thô, có thể trong những trường hợp sau:
(i) các chất nhũ hóa hoặc chất chống dính;
(ii) lượng nhỏ các sản phẩm phân nhỏ của chất nhũ hóa;
(iii) một lượng rất nhỏ các chất sau đây: chất nhạy nhiệt (thông thường để sản xuất mủ cao su nhạy nhiệt), tác nhân hoạt động bề mặt cation (thông thường để sản xuất mủ cao su có điện dương), chất chống oxy hóa, chất làm đông tụ, chất làm bở, chất chịu lạnh, chất bảo quản, chất pepti hóa, chất ổn định, chất điều chỉnh độ nhớt hoặc các chất phụ gia với mục đích đặc biệt tương tự.
6. Theo mục đích của nhóm 40.04, khái niệm “phế liệu, phế thải và mảnh vụn” chỉ các chất thải cao su, chất phế liệu, mảnh vụn từ quá trình sản xuất hoặc gia công cao su và các sản phẩm cao su không còn sử dụng được như mục đích ban đầu của chúng vì cắt ra thành từng mảnh, mài mòn hoặc các lý do khác.
7. Chỉ sợi hoàn toàn bằng cao su lưu hóa, có kích thước mặt cắt ngang bất kỳ trên 5 mm, được phân loại như các loại dải, thanh hoặc dạng hình khác, thuộc nhóm 40.08.
8. Nhóm 40.10 gồm cả băng tải, đai tải, băng truyền (dây curoa) hoặc đai truyền bằng vải dệt đã ngâm tẩm, tráng, phủ, hoặc ép với cao su hoặc làm từ sợi dệt hoặc dây bện đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc bao ngoài bằng cao su.
9. Trong các nhóm 40.01, 40.02, 40.03, 40.05 và 40.08 khái niệm “tấm”,”tờ” và “dải” chỉ áp dụng cho các loại tấm, tờ và dải và khối hình học đều, chưa cắt hoặc mới chỉ cắt đơn giản thành hình chữ nhật (kể cả hình vuông), có hoặc chưa có tính chất của sản phẩm và đã hoặc chưa in hoặc gia công bề mặt theo cách khác, nhưng chưa cắt thành hình hoặc gia công thêm theo cách khác.
Trong nhóm 40.08 khái niệm “thanh” và “dạng hình” chỉ áp dụng cho các sản phẩm như đã mô tả, đã hoặc chưa cắt thành từng đoạn hoặc gia công bề mặt nhưng chưa gia công cách khác.


NỘI DUNG CHI TIẾT

Chương 39: Plastic và các sản phẩm bằng plastic
Chương 40: Cao su và các sản phẩm bằng cao su

PHẦN KẾ TIẾP…